Cách chọn mua bánh xe đẩy cao su
Bạn cần mua bánh xe để lắp vào xe đẩy hàng trong phân xưởng hay nhà kho, làm chân tủ bày hàng, hoặc đơn giản thiết kế bánh xe làm chân đỡ cho một dụng cụ trong nhà để có thể kéo ra đẩy vào?
1. Xác định tải trọng
Xe hàng của bạn cần phải chở được bao nhiêu kg trên một chuyến. Từ đó bạn sẽ xác định được tải trọng tối thiểu mà mỗi bánh xe phải chịu với công thức:
X = (A+B)/M. Trong đó:
X: Tải trọng mà 01 bánh xe phải chịu
A: Khối lượng xe hàng rỗng - khi không chở hàng
Z: Khối lượng hàng cần chở tối đa
M: Hệ số an toàn, hệ số này căn cứ vào số bánh xe lắp đặt
Lý do hệ số M thấp hơn số bánh xe đang lắp đặt: Về lý thuyết xe đẩy 4 bánh thì khối lượng sẽ được dàn đều lên mỗi bánh. Ví dụ khi ta xếp 400kg lên xe thì mỗi bánh xe chịu tải trọng 100kg. Tuy nhiên thực tế không như vậy vì những lý do sau đây:
Hàng hóa xếp không cân đều trên sàn xe
Bánh xe tiếp xúc không đều với mặt nền. Như bạn kê bàn, ghế trong nhà bị cập kênh thì xe hàng cũng vậy. Thường chỉ có 3 bánh xe tiếp xúc tốt, bánh xe còn lại có thể bị treo hoặc tiếp xúc ít
Bánh xe di chuyển trên mặt nền xấu, nên ngoài trọng lượng hàng còn phải chịu thêm ngoại lực từ sự va đập với vật cản
2. Xác định đường kính
Nguyên tắc đầu tiên trong việc lựa chọn đường kính là bạn chọn đường kính càng lớn càng tốt:
Bánh xe lớn dễ lăn qua gờ, bậc và vượt qua các vật cản (theo nguyên lý đòn bẩy). Gặp hố, rãnh - bánh xe lớn không bị kẹt, không lún sâu hơn và tránh gây ì
Tiết diện lớn hơn giúp lực được dàn đều. Do vậy bánh xe lớn luôn có tải trọng tốt hơn bánh xe nhỏ
Chu vi bánh xe lơn hơn nên cùng một quãng đường, bánh xe lớn chỉ phải lăn ít vòng hơn, mỗi điểm trên bề mặt cũng ít chịu ma sát và mài mòn nên bánh xe lớn sẽ bền hơn
Tuy nhiên bánh xe lớn nếu quá cao thì ta lại phải nâng hàng lên sàn xe cao hơn, sẽ tốn sức hơn. Hoặc khi xe bị hạn chế về chiều cao để có thể qua khung cửa hoặc chạy dưới gầm bàn, gầm giường. Một yếu tố nữa là tính thẩm mỹ - bạn không thể lắp bánh xe quá to nếu khung xe là nhỏ và chỉ chở nhẹ trong nhà.
3. Xác định chất liệu
Ở điều kiện bình thường, bạn ưu tiên sử dụng bánh xe cao su. Bánh xe cao su có độ đàn hồi tốt, đi êm không ồn, bảo vệ mặt sàn tốt - thích hợp sử dụng cho địa hình hỗn hợp. Bánh xe cao su cũng lâu bị lão hóa hơn các loại nhựa PU, TPU, cao su nhiệt dẻo (TPR), vv... Nếu cần yên tĩnh và sạch thì cao su lốp hơi, cao su nhiệt dẻo hoặc cao su tổng hợp là thích hợp nhất.
Ở nơi làm việc có xăng, dầu mỡ và hóa chất thì không được dùng cao su. Có thể dùng cao su nhiệt dẻo (TPR) nhưng chỉ áp dụng cho hàng tải trung. Ưu tiên sử dụng trong môi trường này theo thứ tự là nhựa PA, PU, TPR, PP. Cần chú ý thêm là nhựa PU và TPR sẽ lão hóa nhanh hơn nếu làm việc dưới ánh nắng, chỉ nên dùng trong nhà xưởng hoặc những nơi có mái che. Trong công nghiệp thủy, hải sản hoặc thực phẩm có muối, hơi nước thì nên dùng bánh xe nhựa PA với càng thép INOX 304.
Chịu nhiệt: Ở nhiệt độ từ 200°C trở xuống dùng nhựa chịu nhiệt hoặc nhựa Phenolic. Chú ý sử dụng đúng theo khuyến nghị của nhà sản xuất, nếu dùng sai có thể khiến bánh xe bị phồng rộp, biến dạng làm hỏng cấu trúc nhựa của bánh xe. Nếu nhiệt độ cao nên dùng chất liệu Gang loại đã qua xử lý đặc biệt. Tuy nhiên Gang rất hại cho mặt nền và cần cẩn trọng tránh tiếp xúc khi xe vừa ra khỏi lò vì Gang có khả năng giữ nhiệt lâu.
Chịu lực, chịu mài mòn: sử dụng nhựa PU, PA hoặc chất liệu kim loại. Nhựa PA hoặc kim loại có độ cứng nên dùng cho các hệ thống xe để hàng hoặc máy móc chở nặng và để lâu ngày một chỗ.
4. Một số điểm khác cần lưu ý
a. Kiểu càng
Đường nhỏ hẹp, nhiều khúc cua: cần sử dụng 4 bánh xoay để có thể đẩy ngang, tiến chéo dễ thoát ra được khúc cua, khúc ngoặt (giống xe đẩy trong siêu thị).
Đường đi thẳng và rộng rãi: nên lắp 2 bánh xe cố định và 2 bánh xe xoay để tiết kiệm chi phí và dễ điều chỉnh hướng khi đi đường dài.
b. Độ dày bánh xe
Bánh xe mảnh: bánh mỏng thì càng linh hoạt và dễ đổi hướng do tiếp diện tiếp xúc mặt đường nhỏ
Bánh xe dầy: tải lớn hơn loại bánh mỏng nhưng chuyển hướng có phần nặng nề, ít linh hoạt hơn
|